Công văn số 992/PGDĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2021-2022

Chủ nhật - 10/10/2021 18:31

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS
Căn cứ  Hướng dẫn số  3354/SGDĐT-VP ngày  22  tháng  9  năm 2021  của Sở
Giáo  dục  và  Đào  tạo  (GDĐT)  về  việc  hướng  dẫn  thực  hiện  nhiệm  vụ  ứng  dụng 
Công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2021-2022.
Thực  hiện  nhiệm  vụ  năm  học  2021-2022,  phòng  GDĐT  quận  Hà  Đông 
hướng dẫn các trường Mầm  non, Tiểu học, THCS thực hiện  nhiệm  vụ  ứng dụng 
CNTT năm học 2021-2022  như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1.  Tổ  chức  triển  khai  hiệu  quả  các  nhiệm  vụ  và  giải  pháp  của  Chính  phủ, 
Thủ  tướng  Chính  phủ  giao  cho  ngành  Giáo  dục  gồm:  Đề  án  “Tăng  cường  ứng 
dụng công nghệ  thông tin và chuyển đổi số  trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2026  và  định  hướng  đến  năm  2030”;  Chương  trình  Chuyển  đổi  số  quốc  gia  đến 
năm  2025,  định  hướng  đến  năm  2030;  Chiến  lược  phát  triển  Chính  phủ  điện  tử
hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. 
2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo và ứng dụng công nghệ thông tin để tổ
chức có hiệu quả  các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; góp 
phần duy trì các hoạt động dạy  -  học, kiểm tra, đánh  giá của năm học 2021  -  2022 
trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
3.  Đẩy  mạnh  triển  khai  nền  tảng  quản  trị  nhà  trường  tích  hợp  không  gian 
làm việc số ở tất cả các cơ sở giáo dục. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu 
(CSDL), triển khai hệ  thống thông tin quản lý Ngành, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ
liệu giữa các đơn vị; kết nối, chia sẻ  dữ  liệu của Ngành với các CSDL quốc gia, 
CSDL chuyên ngành, CSDL của Thành phố  phục vụ  công tác báo cáo, thống kê, 
theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự  báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý 
giáo dục và đào tạo. 
4.  Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả  cơ sở  dữ  liệu Ngành 
về  giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; Khai thác sử dụng có hiệu quả  hệ  thống 
học  liệu  điện  tử  HanoiStudy  phục  vụ  học  sinh  học  tập,  ôn  luyện,  khảo  sát  chất 
lượng  học  tập  trực  tuyến.  Chuyển  đổi  hình  thức  gửi,  nhận  báo  cáo  số  liệu  sang 
hình thức trực tuyến. Triển khai hệ  thống phần mềm quản lý trong các trường học; 
triển khai  hệ  thống hội nghị  trực tuyến, tập huấn  qua  mạng phục vụ  toàn  ngành; 
tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch 
vụ công trực tuyến.
5.  Tăng cường  ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy, 
học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị  nhà trường; áp dụng dạy, 
học trực tuyến; Tập trung xây dựng khai thác sử  dụng có hiệu quả  kho bài giảng e-
2
learning, kho học liệu số  của ngành phục vụ  nhu cầu tự  học của người học và đổi 
mới,  sáng  tạo  trong  hoạt  động  dạy  học,  các  cơ  sở  giáo  dục,  ứng  dụng  giải  pháp 
trường học điện tử, lớp học điện tử  (giải pháp giáo dục thông minh)  ở  những nơi 
có điều kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
6. Tăng cường các nguồn lực của nhà nước và xã  hội, nâng cao chất lượng 
nhân lực, đảm bảo các điều kiện về  hạ  tầng, cơ  sở  vật chất và trang thiết bị  triển 
khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
7. Các chỉ tiêu chính:
a)  100% các trường  học (công  lập  và  tư thục) tham  gia sử  dụng  Hệ  thống 
học liệu điện tử của ngành http://study.hanoi.edu.vn/.
b)  Đảm  bảo  100%  các  trường  Mầm  non  có  ít  nhất  04  máy  tính,  01  máy 
chiếu;  100% các trường Tiểu học,  THCS  có giáo viên tin học, mỗi trường từ  cấp 
Tiểu học có ít nhất 01 phòng thực hành máy tính nối mạng  phục vụ  dạy tin học;
100% các trường học có trang web riêng.
c)  Phấn đấu  100% giáo viên  ứng dụng CNTT hiệu quả  trong giảng dạy  tích 
cực tham gia xây dựng, gắn kết nội dung bài giảng e-learning với các hoạt động 
dạy và học trên lớp, tạo ra hình thức học tập mới -  học tập điện tử.
d)  Xây  dựng  các  chuyên  đề  bồi  dưỡng  nhằm  phổ  cập  kĩ  năng  ứng  dụng 
CNTT cho 100% cán bộ quản lý, viên chức các trường học.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Ứng dụng công nghệ  thông tin hỗ  trợ  đổi mới nội dung, phương pháp 
dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá.
a)  Tổ  chức  dạy  học  trực  tuyến  theo  quy  định  tại  Thông  tư  số
09/2021/TTBGDĐT  trong  thời  gian  học  sinh  tạm  dừng  đến  trường  để  phòng, 
chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp với điều kiện, nhu cầu của mỗi nhà trường; 
tiếp tục đẩy mạnh khai  thác hệ  thống  http://study.hanoi.edu.vn  và eNetViet nhằ m 
tăng cường sự  tương tác giữa gia đình và nhà trường, hỗ  trợ  giáo viên giao nhiệ m 
vụ  về  nhà cho học sinh, kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình học sinh trong 
triển khai các hoạt động  giáo dục; tăng cường hoạt động kết  nối trực tuyến  giữa 
giáo viên và cha mẹ của trẻ mầm non.
b) Mỗi nhà trường tùy theo điều kiện thực tiễn để  lựa chọn  ít  nhất 2 phần 
mề m dạy học trực tuyến để  đảm bảo việc dạy học trực tuyến không bị  gián đoạn 
khi học sinh không thể  đến trường do dịch COVID-19; ưu tiên sử  dụng hệ  thống 
quản lý học tập (LMS) đáp  ứng quy định của Thông tư số  09/2021/TT-BGDĐT, 
giúp học sinh học chủ  động hơn và giảm tác động khi đường truyền Internet quá 
tải.
c) Tổ  chức hướng dẫn cán bộ  quản lý, giáo viên, nhân  viên kỹ  năng quản lý, 
tổ  chức dạy học trực tuyến; tăng cường áp dụng phương thức tập huấn giáo viên 
qua mạng, huy động đội ngũ giáo viên nòng cốt tham gia hỗ  trợ, hướng dẫn đồng 
nghiệp; đảm bảo hướng  dẫn học sinh tham  gia được các hoạt động dạy  học trực 
tuyến; hướng dẫn và phối hợp với phụ  huynh trong triển khai các hoạt động giáo 
dục trực tuyến, đặc biệt đối với học sinh tiểu học; đảm bảo tổ  chức dạy, học trực 
tuyến an toàn trên môi trường mạng và hiệu quả.  
3
d) Vận động giáo viên tích cực đóng góp tài nguyên để  xây dựng nội dung 
kho  học liệu điện tử  của Ngành; Phát huy vai trò của tổ  chuyên  môn trong đánh 
giá, lựa chọn học liệu số  trước khi đưa vào sử  dụng  ở  nhà trường. Khuyến khích, 
hướng dẫn và tạo  điều kiện để  giáo viên tham gia Cuộc thi Thiết kế  bài giảng điện 
tử do Phòng GDĐT, Bộ GDĐT tổ chức.
e) Triển khai nền tảng, giải pháp phần mềm quản lý, tổ  chức dạy học trực 
tuyến theo hướng kết hợp hoặc tích hợp các chức năng quản lý học tập trực tuyến, 
nội dung học tập với phần mềm tổ  chức dạy học trực tuyến kết nối trao đổi dữ  liệu 
với phần mềm quản lý trường học thông qua mã định danh trên CSDL Ngành.
f) Rà soát, phát triển hệ  thống thư viện điện tử  (bao gồm phần mềm quản trị
thư  viện  và  cơ  sở  dữ  liệu  số  hóa  sách  và  tài  liệu  phục  vụ  dạy  học),  kết  nối  liên 
thông với các kho học liệu điện tử, chia sẻ tài liệu số hóa giữa các cơ sở giáo dục. 
g)  Thực  hiện  lộ  trình  Mô  hình  trường  học  điện  tử  theo  Quyết  định  số
1999/QĐ-UBND ngày  26/4/2021 của UBND quận Hà Đông  ở  các trường: THCS 
Lê Lợi, THCS Lê Quý Đôn, THCS Phú Cường, Tiểu học Vạn Bảo, Tiểu học Lê 
Quý Đôn.
h) Khuyến khích triển khai các mô hình dạy -  học trực tuyến
2.  Ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin  và  chuyển  đổi  số  trong  đổi  mới 
phương thức quản trị  cơ sở  giáo  dục và quản lý  nhà  nước về  giáo  dục theo 
hướng tinh gọn, hiệu quả, minh bạch
a)  Tiếp  tục  triển  khai  hệ  thống  quản  lý  giáo  dục  chuyên  ngành  tại  địa  chỉ
https://csdl.hanoi.edu.vn  đáp  ứng  yêu  cầu  của  Thông  tư  số  26/2019/TT-BGDĐT 
ngày 30/12/2019 quy định về  quản lý, vận hành và sử  dụng Hệ  thống cơ sở  dữ  liệu 
ngành  về  giáo dục  mầm  non, giáo dục phổ  thông  và các văn bản  hướng dẫn chỉ
đạo khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai sử  dụng phần  mềm truyền thông giáo dục 
eNetViet nhằm đáp  ứng yêu cầu gửi, nhận thông tin chỉ  đạo, điều hành một cách 
an toàn, đầy đủ, chính xác từ Sở tới phòng Giáo dục và Đào tạo và các Nhà trường.
c)  Tiếp  tục  triển  khai  Hệ  thống  quản  lý  tuyển  sinh  trực  tuyến,  phần  mềm 
quản lý phổ  cập giáo dục, xóa mù chữ  đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý giáo dục 
một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các cấp từ trường học, phòng Giáo dục và 
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Đẩy mạnh triển khai dịch vụ  công trực tuyến, ưu tiên triển khai dịch vụ
trực tuyến về  xét tuyển học sinh đầu cấp mức độ 3, mức độ  4; thực hiện thanh toán 
học phí không dùng tiền mặt; triển khai  ứng dụng công nghệ  thông tin trong quản 
lý thành lập, cấp phép hoạt động cơ sở giáo dục.
e) Tăng cường  ứng dụng  phương  thức  họp trực tuyến để  tổ  chức  họp,  hội 
nghị, hội thảo qua mạng và tổ  chức sinh hoạt chuyên môn nói chung và sinh hoạt 
chuyên môn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ  thông 2018 nói riêng; tiếp tục 
triển khai hiệu quả  hội nghị  trực tuyến giữa  Phòng  Giáo dục và Đào tạo với  Nhà 
trường
f) Tổ  chức hoạt động, sử  dụng thư điện tử  và cổng thông tin điện tử  của các 
nhà trường  theo quy định tại Thông tư số  37/2020/TT-BGDĐT  ngày 05/10/2020 
4
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai, duy trì 
hoạt động Cổng thông tin  điện tử  của  Phòng  tích  hợp cổng thông tin  thành  viên 
hoặc  liên  kết  với  các  trang  Web  cho  100%  nhà  trường.  Thường  xuyên  kiểm  tra 
hoạt động cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử, đảm bảo thông tin  chính 
xác, phù hợp với định hướng truyền thông của Ngành.
g) Duy trì  nề  nếp trong  việc cập nhật thông tin điều  hành của Ngành, phổ
biến đến cán bộ, giáo viên, học sinh Cổng thông tin điện tử  của Sở  Giáo dục và 
Đào  tạo  tại  địa  chỉ  https://hanoi.edu.vn,  của  Phòng  GDĐT  tại  địa  chỉ
https://pgdhadong.edu.vn/  và hòm thư điện tử  mail.hanoiedu.vn.
3.  Đảm  bảo  các  điều  kiện  về  hạ  tầng  số,  trang  thiết  bị  triển  khai  ứng 
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Tăng cường đầu tư hạ  tầng thiết bị  công nghệ  thông tin phục vụ  ứng dụng 
công nghệ thông tin và dạy môn tin học một cách hiệu quả  và thiết thực, cụ thể:
a)  Khuyến  khích  các  nhà  trường  sử  dụng  đồng  thời  nhiều  đường  truyền 
Internet  của  các  nhà  cung  cấp  khác  nhau,  kết  hợp  các  phần  mềm  dạy  học  trực 
tuyến phổ  biến, ưu tiên lựa chọn  những  phần  mềm có  nền tảng công  nghệ  trong 
nước để  đảm bảo chất lượng và  ổn định việc dạy, học trực tuyến. Đầu tư thiết bị
bảo mật (tường lửa, kiểm soát truy cập  -  IPS,...) cho hệ  thống mạng và phần mềm
bản quyền cho máy tính của các nhà trường.
b) Rà soát, xây dựng kế  hoạch để  chủ  động trong việc chuẩn bị  đội ngũ giáo 
viên, máy tính và các hạ  tầng thông tin khác phục vụ  cho việc triển khai giảng dạy 
môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
c) Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ  thống 
công  nghệ  thông  tin  (phần  cứng,  phần  mềm,  wesbite...).  Thường  xuyên  rà  soát, 
khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới 
toàn thể  cán bộ,  giáo viên và học sinh kỹ  năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ 
mất an toàn thông tin khi sử  dụng các phần mề m trực tuyến và thiết bị  cá nhân như 
điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
d) Triển khai xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin trong 
trường học theo Nghị  định số  85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ  và 
Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ  Thông tin và Truyền thông 
về  quy định chi tiết và hướng dẫn một số  điều của Nghị  định số  85/2016/NĐ-CP 
ngày 01/7/2016 của Chính phủ  về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và CBQL giáo dục
-  Các đơn vị  trường học cần  quan tâm nâng cao năng lực  ứng dụng CNTT 
đáp  ứng  chuẩn  kỹ  năng  sử  dụng  CNTT  quy  định  tại  Thông  tư  số  03/2014/TTBTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; 
-  Bồi dưỡng kỹ  năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin;  kỹ  năng khai thác 
sử  dụng có hiệu quả  các phần mềm quản lý trong nhà trường;  sử  dụng phần mềm 
trình chiếu, phần mềm hỗ  trợ  soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí 
nghiệm ảo, phần mềm dạy học để  đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp 
học, xây dựng bài giảng  điện tử  e-learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử; khai 
thác các nguồn học liệu, kỹ  năng  tìm kiế m thông tin trên Internet;  kỹ  năng cài đặt 
5
hệ  điều  hành  và  các  phần  mềm  ứng  dụng  cơ  bản;  kỹ  năng  sửa  chữa,  khắc  phục 
những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong các đơn vị trường học.
Đối với mỗi nhà trường: phân công một đồng chí trong  Ban  Giám hiệu và 
một cán bộ  của nhà trường đảm  nhận  vị  trí việc làm CNTT (vị  trí việc  làm theo 
Thông  tư  16/2017/TT-BGDĐT)  làm  đầu  mối  theo  dõi  và  phụ  trách  triển  khai 
nhiệm vụ  ứng dụng CNTT tại đơn vị.
2. Đẩy  mạnh công  tác thông tin, tuyên truyền thông qua các  hội  nghị,  hội 
thảo, cuộc thi để  nâng cao  nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về  vai trò của 
ứng dụng CNTT trong các hoạt động GDĐT.
3.  Các  nhà  trường  cần  ban  hành  quy  chế  quản  lý,  duy  trì  và  khai  thác  sử
dụng các hệ  thống CNTT, phân công cụ  thể  trách nhiệm  về  quản  lý, sử  dụng hệ
thống; triển khai  ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh 
thông tin; có các hình  thức khen thưởng các cá nhân làm tốt; có biện pháp, chế  tài 
đối với các cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
4. Các đơn vị  trường học cân đối nguồn ngân sách được cấp để  tiếp tục đầu 
tư bổ  sung cơ sở  vật chất, thiết bị CNTT, phần mềm  phục vụ  cho công tác quản lý, 
giảng dạy và học tập của nhà trường; chuẩn bị  đủ  máy tính cho phòng học Tin học 
đối với lớp 6 từ  năm học 2021-2022, đối với lớp 3 từ  năm 2022-2023.
5.  Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả  việc 
đầu  tư  với  thuê  dịch  vụ  CNTT  (theo  Thông  tư  03/2020/TT-BTTTT  ngày 
24/02/2020; Nghị  định số  73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Thủ  tướng Chính 
phủ).
IV. LỊCH CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG
-  Tháng 9,10/2021  các đơn vị  trường học xây dựng kế  hoạch thực hiện nhiệm 
vụ  năm học về  CNTT, phát động tới  cán bộ, giáo viên nhân viên tham gia  Cuộc thi 
thiết kế  bài giảng  điện tử  cấp Quận do Phòng GDĐT tổ  chức, cuộc thi cấp Quốc 
gia do Bộ GDĐT tổ chức.
- Tháng 10/2021: nộp sản phẩ m bài giảng điện tử dự thi cấp Quốc gia.
- Tháng 11, 12/2021:  nộp sản phẩm bài giảng điện tử dự thi cấp Quận.
- Tháng 1/2022: Dự tổng kết Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử cấp Quận.
- Tháng 5/2022: Nộp báo cáo kết quả  việc ứng dụng CNTT về Phòng GDĐT.
- Tháng 6-8/2022: Bồi dưỡng CNTT, xây dựng kế hoạch năm học mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Phòng GDĐT
a)  Hướng  dẫn  các  nhà  trường  thực  hiện  nhiệm  vụ  CNTT  năm  học  2021-2022, báo cáo về Sở GDĐT trước ngày 30/9/2021.
b) Phát động Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Hướng dẫn  giáo viên tham  gia dự  cuộc thi cấp Quốc gia bắt đầu từ  ngày 30/9/2021 
đến hết ngày 30/10/2021.  
6
c) Tổ chức Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử cấp Quận theo đúng kế hoạch
d) Xây dựng Quy định về  đánh giá, xếp loại các trường năm học  2021-2022
trong đó có các tiêu chí về ứng dụng CNTT.
e)  Tổ  chức  kiểm  tra,  đôn  đốc  các  trường  triển  khai  kế  hoạch  nhiệ m  vụ
CNTT năm học  2021-2022  theo kế  hoạch của Phòng GDĐT; giải quyết hoặc báo 
cáo Sở GDĐT các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở.
g) Thực hiện báo cáo UBND quận, thành phố  và Sở GDĐT theo quy định. 
2. Đối với các đơn vị trường học.
a)  Xây  dựng  và  tổ  chức  thực  hiện  có  hiệu  quả  kế  hoạch  CNTT  năm  học; 
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ  chuyên môn, cán bộ, giáo viên và học sinh 
trong việc thực hiện nhiệm vụ  ứng dụng  CNTT; giải quyết hoặc báo cáo kịp thời 
các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Tổ chức vòng thi cấp trường Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
- Phát động phong trào thiết kế bài giảng điện tử e-learning...
-  Bồi  dưỡng  giáo  viên,  nhân  viên  kỹ  năng  ứng  dụng  CNTT  có  hiệu  quả
trong công việc. Hưởng ứng các cuộc thi của ngành trên tinh thần tự  nguyện.
c) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.
Trên đây là  Hướng dẫn thực hiện nhiệ m vụ  ứng dụng Công nghệ  thông tin 
năm học  2021-2022  của Phòng GDĐT. Yêu cầu các  trường Mầm non, Tiểu học, 
THCS  nghiêm túc  triển khai và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có những 
vấn  đề  vướng  mắc,  phát  sinh,  các  đơn  vị  phản  ánh  về  Phòng  GDĐT  qua  email: 
pgd-hadong@hanoiedu.vn  hoặc  liên  hệ  đ/c  Đỗ  Tuấn  An  -  số  điện  thoại: 
0979100345 để kịp thời hỗ trợ, giải quyết./.
TRƯỞNG PHÒNG Nơi nhận :
- Sở GD&ĐT (để báo cáo)
- Lãnh đạo Phòng GDĐT;
- Các tổ chức năng Phòng GDĐT;
- Các trường MN, TH, THCS (để thực hiện);
- Lưu VT, Cổng thông tin điên tử.
Phạm Thị Lệ Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay239
  • Tháng hiện tại21,877
  • Tổng lượt truy cập570,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây