Sân khấu học đường, Chủ đề: VĂN HỌC DÂN GIAN

Thứ hai - 07/12/2020 15:16
         z2215495088478 0f51912e6a5f98e1312c156f622ddf0d
 Dạy hoc lồng ghép di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình nhà trường là một trong những mục đích, yêu cầu của việc đổi mới giáo dục.

           Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của dân tộc ta. Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài và đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
         Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, chèo - tuồng được mở rộng hơn nữa và đến với sân khấu học đường, đến với các em học sinh để các em hiểu về cha ông, về Chân - Thiện - Mỹ, nét đẹp văn hóa qua bao nhiêu năm. Nghệ thuật truyền thống còn phản ánh hiện thực thời đại. Cái quan trọng nhất là tác giả phải lấy chất liệu cuộc sống ngày hôm nay để viết nên tác phẩm, thì các em học sinh hôm nay mới hiểu và tiếp cận chèo. Đôi khi nghệ thuật chèo phải có một quá trình để hướng các em tới, cho các em đam mê và yêu nền nghệ thuật truyền thống của quê hương Việt Nam.
        Sáng ngày 07/12/2020 Trường THCS Mậu Lương kết hợp với nhà hát chèo Hà Nội tổ chức hoạt động GDNGLL Sân khấu học đường, Chủ đề: VĂN HỌC DÂN GIAN với trích đoạn “Việc làng và mẹ Đốp” được trích trong tác phẩm văn học “Quan Âm Thị Kính” trong sách giáo khoa Ngữ Văn cấp THCS. Vở chèo được thể hiện bởi các nghệ sĩ của nhà hát chèo Hà Nội, ngoài ra các nghệ sĩ cũng đã gửi đến các thầy, cô giáo và các em học sinh trong nhà trường những làn điệu chèo cổ, những bài dân ca ấm áp về mùa xuân về Bác Hồ và quê hương đất nước.
       Tác phẩm “Quan âm Thị Kính”  nói chung và trích đoạn “Việc làng và mẹ Đốp” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
       Qua trích đoạn "Việc làng và mẹ Đốp", học sinh nhận ra được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm: lời bênh vực cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lời đồng cảm với tình cảnh bất hạnh của nhân vật đồng thời tác phẩm gay gắt phê phán xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ oan khuất, bi thảm.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI HOẠT ĐỘNG
z2215495104410 ef2b9f0e5df9f1f59378ac2537eb286a
z2215495112324 481ad703fab54f5645daaf1dfef0631a

z2215495070886 0f034343478686a33e89aa73ee971a3a
z2215495080272 99b94a532c62a0e35b804d11c0b1c064
z2215495063438 1302b323dfeed1d28e9d80399c2fc51e
z2215495051843 8b70dd4b71b531fe51938c34657616fb
z2215495025442 3a7abe7537b2d803a5fefca08b410a18
z2215495015672 77de7ecec13ce6cc13018dad9ccd63a9
z2215494983429 7373cb47b5ddfe41d151142405af1a0a
z2215495104410 ef2b9f0e5df9f1f59378ac2537eb286a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,016
  • Tháng hiện tại16,232
  • Tổng lượt truy cập516,131
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây